• Youtube Ctta
  • Facebook Ctta

Đơn vị trực thuộc

03:19 | 17/09/2020

Khoa Công Nghệ Thông Tin

I. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Danh sách cán bộ, giáo viên của khoa

Stt Họ và tên Chức danh
1 Ths. Đoàn Lê Trường Nguyên Trưởng khoa
2 Ths. Nguyễn Khánh Duy Phó trưởng khoa
3 Ks. Bùi Ngọc Lâm Giáo viên
4 CN. Nguyễn Thị Lan Hương Giáo viên
5 Ks. Nguyễn Việt Toàn Giáo viên
6 CN. Nguyễn Thị Hồng Loan Giáo viên

 

2. Giới thiệu

Khoa Công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bình Dương có bề dày phát triền hơn 10 năm tính từ năm được thành lập 2006 và là một trong những khoa đầu tiên của nhà trường. Hiện nay, với đội ngũ giáo viên và cán bộ trình độ cao có tâm huyết với giáo nghề nghiệp, bên cạnh đó Khoa trược trang bị cơ sở vật chất với 06 phòng máy tính thực hành sử dụng hoàn toàn trên thiết bị và công nghệ hiện đại, phục vụ tốt cho việc giảng dạy thực hành.

Hiện nay các giảng viên của khoa là những người có trình độ cao được đào tạo trong và ngoài nước như (Việt Nam; Hàn Quốc…). Hiện tại khoa có tổng cộng 7 giảng viên cơ hữu trong đó có 1 thạc sỹ và còn lại 06 giảng viên có trình độ kỹ sư. Trong giai đoạn sắp tới Khoa sẽ phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sỹ lên tới trên 50%.

Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng trong nước và ngoài nước (ĐH Bách Khoa; ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM; ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Korea Polytechnic, Diễn đàn công nghệ…), nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Quản trị hệ thống mạng máy tính & Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm). Khoa cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức, hợp tác và tăng cường mối quan hệ trường-ngành trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành này tại tỉnh nhà và khu vực . Thông qua các chiến lược về hoạch định giáo dục theo hướng lấy học viên làm trung tâm, Khoa Công nghệ thông tin đang trong giai đoạn phát triển lên một cấp độ cao hơn nhằm hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành Công nghệ thông tin trong tỉnh và cả nước.

3. Chức năng, Nhiệm vụ

Hàng năm dựa trên mục tiêu của Trường, Khoa sẽ lập kế hoạch đào tạo ra những kỹ thuật viên có tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp các KCN tỉnh Bình Dương khu vực miền Đông Nam bộ trong hơn 10 năm qua.

+ Chức năng: Đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao

+ Nhiệm vụ: Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

4. Các chuyên ngành đào tạo

4.1. Quản trị mạng máy tính

4.1.1. Thông tin chung về nghề

Mã ngành, nghề: 6480210.

Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp.

Hình thức đào tạo: Chính quy.

Đối tượng tuyển sinh:

Cao đẳng: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Trung cấp: Tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 2,5 năm đối với hệ Cao đẳng, 2 năm đối với hệ trung cấp.

4.1.2. Mục tiêu đào tạo

a. Mục tiêu chung
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính.
  • Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính.
  • Trình bày được nguyên tắc, phương pháp để hoạch định, thiết kế và xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống mạng máy tính.
  • Phân tích, đánh giá được mức độ an toàn của hệ thống mạng và các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng.
  • Trình bày được các kiến thức cơ bản về phát triến các ứng dụng trên mạng.
  • Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.
b. Mục tiêu cụ thể:
  • Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;
  • Thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;
  • Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;
  • Cài đặt, cấu hình và quản trị được các dịch vụ: DNS, DHCP, Web, Mail;
  • Cấu hình được các thiết bị mạng thông dụng: Switch, Router;
  • Xây dựng và triển khai được hệ thống tường lửa bảo vệ hệ thống mạng;
  • Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng của hệ
  • thống mạng;
  • Xây dựng được các ứng dụng đơn giản trên hệ thống mạng;
  • Kèm cặp, hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn.
c. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
  • Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu quản lý, bảo trì hệ thống mạng máy tính. Cụ thể :
  • Chuyên viên quản trị hệ thống mạng máy tính;
  • Chuyên viên thiết kế và quản trị website;
  • Sinh viên cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động về mạng máy tính, hệ thống truyền dẫn thông tin, các công ty chuyên về hệ thống camera giám sát.

4.2. Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

4.2.1. Thông tin chung về nghề

Mã nghề: 6480202

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh:

Cao đẳng: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 2,5 năm.

4.2.2. Mục tiêu đào tạo

a. Mục tiêu chung:
  • Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;
  • Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;
  • Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;
  • Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;
  • Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;
  • Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp;
b. Mục tiêu cụ thể:
  • Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;
  • Cài đặt máy tính;
  • Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;
  • Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;
  • Vận hành quy trình an toàn – bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu;
  • Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
  • Lập kế hoạch kiểm tra – bảo trì – nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.
  • Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;
c. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

  • Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;
  • Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;
  • Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
  • Chuyên viên thiết kế và quản trị website;
  • Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.
  • Sinh viên cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: lập trình viên phần mềm ứng dụng, chuyên viên thiết kế web, chuyên viên kiểm thử phần mềm.

5. Phòng thực hành

Hình ảnh phòng thực hành nghề: Công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm.
Hình ảnh phòng thực hành bô môn: Lắp ráp và cài đặt máy tính

 

  • Copy link
  • Mail
  • Twitter
  • Facebook
  • Chia sẻ: