Giới thiệu khoa kinh tế Trường Cao đẳng Việt Hàn Bình Dương
I. KHOA KINH TẾ
1. Danh sách cán bộ, giáo viên của khoa
Stt | Họ và tên | Chức danh |
1 | Bùi Thị Thu Trang | Phó trưởng khoa |
2 | ThS. Võ Lê Chiêu Hằng | Giáo viên |
3 | Nguyễn Thị Phương Thảo | Giáo viên |
4 | Nguyễn Năng Huỳnh | Giáo viên |
2. Giới thiệu
Khoa Kinh tế hiện đang đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp trình độ trung cấp và dự kiến năm học 2018 – 2019 sẽ tuyển sinh thêm trình độ cao đẳng. Khoa Kinh tế đào tạo học sinh, sinh viên với tiêu chí nâng cao chất lượng các buổi học thực hành, người học được tiếp cận thực tế thông qua việc được sử dụng các chứng từ kế toán mô phỏng thực tế tại doanh nghiệp và sử dụng các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay. Vì vậy, sau khi ra trường học sinh có thể nhanh chóng nắm bắt công việc tại doanh nghiệp và tỷ lệ học sinh tìm được việc làm phù hợp qua các năm luôn trên 90%.
3. Chức năng, Nhiệm vụ
3.1. Chức năng:
Khoa kinh tế có chức năng đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp và các khóa ngắn hạn.
3.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường.
- Biên soạn chương trình, giáo trình; tổ chức đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy nghề.
- Quản lý giáo viên, người học thuộc Khoa.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc phạm vi theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch mua sắm bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.
- Các công việc khác được phân công.
4. Các ngành nghề đào tạo
4.1. Nghề: Kế toán doanh nghiệp
4.1.1. Kiến thức chung
Học sinh, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chung về pháp luật, kinh tế xã hội qua các môn học: Chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, …
4.1.2. Kiến thức chuyên ngành
Nghề kế toán doanh nghiệp sẽ cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức về kinh tế, tài chính tiền tệ và kế toán qua các môn học: Nguyên lý thống kê, lý thuyết tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán, thuế, kế toán doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
4.1.3. Kiến thức bổ trợ
Ngoài những kiến thức chung về nghề kế toán doanh nghiệp, học sinh, sinh viên cũng được cung cấp những kiến thức liên quan, bổ trợ cho nghề qua các môn học: Kinh tế chính trị, Luật kinh tế, Luật lao động, quản trị doanh nghiệp, Soạn thảo văn bản.
4.1.4. Kỹ năng
Theo học nghề kế toán doanh nghiệp, học sinh, sinh viên sẽ được rèn luyện những kỹ năng sau:
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
+ Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;
+ Phân tích được cơ bản tình hình kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
+ Có đủ kiến thức và các khả năng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính kế toán nói riêng với nhiệm vụ của nhân viên kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ
4.1.5. Khả năng học sinh – sinh viên sau khi ra trường
Học sinh, sinh viên sau khi ra trường có thể làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, các em có thể làm ở các vị trí: thu ngân, thủ quỹ, nhân sự, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế hoạch sản xuất. Nếu nỗ lực học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, các em có thể làm kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán – tài chính.
4.1.6. Một số hình ảnh giảng dạy – học tập, hoạt động ngoại khóa của giáo viên và học sinh, sinh viên.
