• Youtube Ctta
  • Facebook Ctta

Các ngành nghề đào tạo

Cắt gọt kim loại

04:22 | 22/01/2020

 

    1. Thông tin chung về nghề

    - Mã ngành, nghề: Cao đẳng : 6520121 ; Trung cấp : 5520121

    - Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Cao đẳng liên thông, Trung cấp.

    - Hình thức đào tạo: Chính quy.

    - Đối tượng tuyển sinh:

    • Cao đẳng: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

    • Cao đẳng liên thông: Tốt nghiệp Trung cấp, hoàn thành 4 môn VH THPT bổ sung (Văn - Toán - Lý - Hóa).

    • Trung cấp: Tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc tương đương.

    - Thời gian đào tạo:

    • Cao đẳng: 2,5 năm

    • Cao đẳng liên thông: 1,5 năm

    • Trung cấp: 2 năm

    2. Mục tiêu đào tạo cụ thể:

    - Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;

    - Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;

    - Giải thích đ­ược hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;

    - Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;

    - Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

    - Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí;

    - Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;

    - Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng;

    - Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ;

    - Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn;

    - Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;

    - Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;

    - Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;

    - Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC);

    - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt dây Wire cut. Liệt kê phân loại và đặc điểm của máy cắt dây.

    - Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con ng­ười và cho sản xuất và các biện pháp  nhằm giảm cư­ờng độ lao động, tăng năng suất;

    - Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;

    - Có khả năng làm việc nhóm.

    3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

    - Trực tiếp gia công trên các máy công cụ, máy tiện, phay CNC;

    - Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

    - Tổ trưởng sản xuất;

    - Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

    - Có khả năng tự tạo việc làm;

    - Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

    • Copy link
    • Mail
    • Twitter
    • Facebook
    • Chia sẻ: