Giới thiệu về khoa điện của trường Cao đẳng Việt Nam Hàn Quốc Bình Dương
I. KHOA ĐIỆN
1. Danh sách cán bộ, giáo viên của khoa
Stt | Họ và tên | Chức danh |
1 | Ths. Nguyễn Duy Quân | Trưởng khoa |
2 | Ths. Đặng Thị Hà Thanh | Giáo viên |
3 | Từ Phương Cường | Giáo viên |
4 | KS. Nguyễn Minh Thắng | Giáo viên |
5 | KS. Lê Minh Bằng | Giáo viên |
6 | Ths. Nguyễn Quốc Khánh | Giáo viên |
7 | KS. Nguyễn Đình Tuấn | Giáo viên |
8 | Ths. Nguyễn Hữu Trung | Giáo viên |
9 | Ths. Hà Ngọc Thiên Ân | Giáo viên |
2. Giới thiệu
Khoa Điện được thành lập vào năm 2006 và là một trong những khoa đầu tiên của nhà trường. Hiện nay, với gần 20 giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) với quy mô hơn 350 học viên khoa Điện trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bình Dương về số lượng học viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Khoa có 03 phòng máy tính và và 10 xưởng thực hành có thiết bị và công nghệ hiện đại, phục vụ cho việc giảng dạy thực hành.
Các giảng viên của khoa là những người có trình độ cao được đào tạo trong và ngoài nước như (Việt Nam; Hàn Quốc…). Hiện tại khoa có tổng cộng 9 giảng viên cơ hữu trong đó có 05 thạc sỹ và còn lại 04 giảng viên có trình độ kỹ sư. Trong giai đoạn sắp tới Khoa sẽ phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sỹ lên tới trên 90%.
Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng trong nước và ngoài nước ( ĐH Bách Khoa; ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM; ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long; Korea Polytechnic…), nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Điện Công nghiệp; Điều khiển Tự động và Rô bốt công nghiệp. Khoa cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức, hợp tác và tăng cường mối quan hệ trường-ngành trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành này tại tỉnh nhà và khu vực . Thông qua các chiến lược về hoạch định giáo dục theo hướng lấy học viên làm trung tâm, Khoa Điện đang trong giai đoạn phát triển lên một cấp độ cao hơn nhằm hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong đào tạo kỹ thuật viên chuyên ngành Điện Công nghiệp – Tự động hóa trong tỉnh và cả nước.
Hàng năn khoa đã đào tạo ra hàng vài trăm kỹ thuật viên có tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Khoa đã và đang là nguồn cung cấp kỹ thuật viên chất lượng cao góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp các KCN tỉnh Bình Dương khu vực miền Đông Nam bộ trong hơn 10 năm qua .
3. Chức năng, Nhiệm vụ
+ Chức năng: Đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao.
+ Nhiệm vụ: Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp.
4. Ngành nghề đào tạo
4.1. Điện công nghiệp
4.1.1. Giới thiệu chung
a. Học điện công nghiệp là học gì
Ngành điện công nghiệp có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ ổn định và phát triển các hệ thống truyền tải điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, nông nhiệp, thương mại, dịch vụ và cà dân sinh.
Những công nhân, kỹ sư ngành điện công nghiệp là những người chuyên thực hiện các hoạt động như lắp đặt, đấu nối các hệ thống tín hiệu điện, các thiết bị truyền tải điện, kiểm tra và bảo trì cho các hệ thống thiết bị điện cho nhà máy, khu dân cư, khu công nghiệp hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác nhau.
b. Tương lai của ngành điện công nghiệp
Theo một báo cáo của Tổng cục Dạy nghề cho biết, điện công nghiệp (điện CN) là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với 6.685 chỉ tiêu. Đồng thời nhân lực cho ngành này hiện nằm trong top 10 các nghề đang thiếu hụt lao động lớn nhất tại Việt Nam.
Nguyên nhân cho sự khan hiếm này là vì phát triển công nghiệp là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong đó, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,0-12%/năm. Để đạt được những chỉ tiêu trên thì nhất định phải có sự gia tăng về quy mô các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc cần phát triển các hệ thống và mạng lưới điện công nghiệp. Chính sách này là nguyên nhân để chúng ta khẳng định ngành sửa chữa điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng trong tương lai không xa.

Một công nhân đang sửa chữa – bảo trì một tủ điện công nghiệp
4.1.2. Nội dung đào tạo
a. Kiến thức chung
+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp.
+ Nhận biết được cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết các sự cố đó.
+ Đọc được các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ hệ thống điện, bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển, động lực…
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và lắp đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện).
+ Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa, bảo trì thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.
b. Kiến thức bổ trợ
+ Giáo dục quốc phòng.
+ Giao tiếp ngôn ngữ.
+ Kỹ năng mền.
4.1.3. Kỹ năng nghề nghiệp
+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động thông thường.
+ Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong tra cứu tài liệu hướng dẫn, bản vẽ kỹ thuật và kỹ năng sử dụng tin học trong phạm vi công việc của mình.
+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học về chuyên ngành.
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
4.1.4. Khả năng học sinh – sinh viên sau khi ra trường
Ngành điện công nghiệp nằm trong top 10 nhóm ngành đang thiếu hụt lao động trầm trọng tại Việt Nam (theo Falmi). Ngành này không phải là mới nhưng do nhiều người chưa hiểu rõ bản chất, cũng như những giá trị mà nghề này đem lại nên đã xem nhẹ hoặc bỏ qua nó.
4.1.5. Vị trí làm việc và mức lương của nghề sửa chữa điện công nghiệp
Điện công nghiệp có mặt tại hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, vì vậy những học viên theo nghề này có cơ hội làm việc tại rất nhiều các công ty, xí nghiệp hoặc nếu không thích thì có thể tự mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ hay hành nghề tự do. Những người có năng lực cao hơn thì hoàn toàn có thể trở thành những quản lý, giám sát hoặc trưởng bộ phận của bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào có sử dụng hệ thống điện công nghiệp.
Những người công nhân phụ trách hệ thống điện có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ cần mất điện đột ngột hoặc một vài phút thì thiệt hại gây ra là vô cùng lớn.
Mức thu nhập của ngành này thì tùy thuộc vào tay nghề chứ không phụ thuộc vào bằng cấp. Với những người mới ra trường mức lương dao động từ 5 – 6 triệu/tháng, nhưng chỉ sau một năm mức lương có thể lên đến 7 – 10 triệu/tháng. Còn nếu bạn có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 – 20 triệu là bình thường.
Một số hình ảnh học tập –giảng dạy của giáo viên và học sinh – sinh viên